KẾ HOẠCH Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Năm học 2019 – 2020
UBND HUYỆN CHÂU
THÀNH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THỊ TRẤN CHÂU THÀNH
Số: 16/KH-THCSTTCT
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TT Châu Thành, ngày 10 tháng 10
năm 2019
|
KẾ HOẠCH
Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện –
Học sinh tích cực”. Năm học 2019 – 2020
Căn cứ Chỉ thị số 40/CT-BGD-ĐT ngày 22/7/2008
của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008 – 2013;
Căn cứ kế hoạch
307/KH.BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong
các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013;
Căn cứ Kế hoạch số 41/KH-PGDĐT ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Phòng GD và ĐT Châu Thành thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020;
Trường THCS Thị trấn
Châu Thành xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện – Học sinh tích cực” năm học 2019 – 2020 và những năm tiếp theo như
sau:
I.
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” là nhằm cụ thể hoá yêu cầu
“Dạy tốt học tốt” ở nhà trường trong tình hình mới hiện nay.
- Huy động sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng môi trường giáo
dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện địa phương và đáp ứng
nhu cầu xã hội.
- Phát huy tính chủ động
tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội một cách phù
hợp và có hiệu quả.
2. Yêu cầu:
- Tranh thủ tham mưu tốt
để được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành chức năng về việc tập trung các nguồn
lực để giải quyết những yếu kém về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tạo
điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẽ. Tạo môi
trường học tập xanh – sạch – đẹp.
- Đẩy mạnh tăng cường sự
tham gia hứng thú học tập của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà
trường và ngoài xã hội với thái độ tự giác, chủ động và có ý thức sáng tạo để
các em nhận thức được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui và bổ ích”.
- Phát huy sự chủ động,
sáng tạo của thầy cô giáo đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục
trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đặc biệt là ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Huy động và tạo điều
kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân
trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống lịch sử cách mạng ở địa phương cho
học sinh.
- Phát động và tổ chức
tốt phong trào thi đua, bảo đảm tính tự giác trong hoạt động phù hợp với điều
kiện hiện có của nhà trường và địa phương làm cho chất lượng giáo dục ngày được
nâng lên.
II.
YÊU CẦU – GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỪNG NỘI DUNG CỦA PHONG TRÀO THI ĐUA
1.Nội dung 1: Xây dựng
trường lớp “Xanh – Sạch – Đẹp - An toàn”.
1.1. Yêu cầu
- Đảm bảo an toàn sạch
sẽ, có cây xanh bóng mát tạo môi trường học tập ngày càng đẹp hơn, phòng học
đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát; bàn ghế phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức cho học sinh
trồng thêm cây xanh, hoa kiểng vào các bồn hoa và chăm sóc cây thường xuyên .
- Đảm bảo vệ sinh
trường, lớp và khu vực nhà vệ sinh sạch sẽ.
- Học sinh tích cực tham
gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh chung nơi công cộng và vệ sinh cá
nhân.
- Giáo viên chủ nhiệm
cùng học sinh của lớp thảo luận và trang trí lớp học theo hướng xanh hóa, tạo
không khí trong lành, thân thiện.
1.2. Giải pháp thực hiện
- Tổ chức cho học sinh chăm sóc và bảo vệ cây trồng; trồng hoa và
chăm sóc hoa, có phân công bảo vệ các bồn hoa theo từng lớp.
- GVCN mỗi lớp kết hợp
với TPT chỉ đạo học sinh trang trí xanh
hoá lớp học tạo không khí lớp học thoải mái, mát mẽ từ đó tạo cho học sinh tích
cực hơn trong học tập.
- Hàng ngày học sinh
trực quét dọn vệ sinh lớp và khu vực cầu thang các phòng học và khu vực sân
trường; Nhân viên phục vụ quét dọn khu vực cổng, sân trường nhà vệ sinh, tạo
môi trường sạch đẹp thu hút học sinh đến trường, nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ
học.
- Phân công giáo viên
trực đêm nghiêm túc bảo vệ tài sản nhà trường. Phân công trực ban theo dõi hoạt động của giáo viên và học tập của học sinh
theo từng buổi.
- Giáo dục ý thức giữ
gìn và bảo vệ của công, (không leo trèo, bẻ phá cây trồng, không leo lên bàn, không
vẽ viết bậy), không vứt rác bừa bãi.
- Giáo dục học sinh lễ
phép với thầy cô, người lớn tuổi, giao tiếp hoà nhã với bạn bè.
- Xây dựng môi trường
giáo dục thân thiện, học sinh chủ động tích cực, tạo cho các em có cảm giác gần
gũi với mái trường của mình. Từ đó các em có được sự hứng thú trong học tập vui
chơi cũng như các hoạt động xã hội. Qua đó phát huy được tính sáng tạo của các
em, các em sẽ thấy rằng mỗi ngày đến trường là một niềm vui và bổ ích.
- Thường xuyên sinh hoạt
giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh công
cộng, vệ sinh cá nhân. Lồng ghép giáo dục cho học sinh trong các tiết dạy có nội dung giáo dục về bảo
vệ môi trường, sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm,…
- Cải tạo hệ thống sân
trường đảm bảo an toàn cho học sinh khi
tham gia các trò chơi do trường tổ chức, tạo môi trường sạch- đẹp để học sinh thích
được đến trường.
- Ngay từ đầu năm học
nhà trường cho học sinh các khối lớp ký bảng cam kết tham gia xây dựng “ trường
học thân thiện, học sinh tích cực” và ký cam kết an toàn về an ninh trật tự
trường học theo Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công
an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà
trường đạt tiêu chuẩn “ An toàn về an
ninh trật tự”;
2. Nội dung 2: Dạy học có
hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự
tin trong học tập.
2.1. Yêu cầu
- Giáo viên tích cực
trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ
động, sáng tạo và có ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
Tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm và đề tài nghiên cứu khoa học sư
phạm ứng dụng để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
- Học sinh được khuyến
khích đề xuất sáng kiến và cùng thầy cô thực hiện các giải pháp để việc dạy và
học có hiệu quả ngày càng cao. Các em được tham gia nghiên cứu khoa học đối với
những môn học như: Vật lý; Hóa học; Sinh
học; Công nghệ.
2.2. Giải pháp thực hiện
- Xây dựng nội dung kế
hoạch giảng dạy theo chuẩn kiến thức , kỹ năng phù hợp đối tượng học sinh, phù
hợp với nhu cầu phát triển giáo dục tại địa phương. Nội dung học tập gắn với
thực tiển nhằm rèn luyện kỹ năng, vốn sống của học sinh. Giáo viên thực hiện
soạn giảng theo Công văn số 1046/SGDĐT –GDTrH ngày 15 tháng 10 năm 2018 của
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh về việc soạn kế hoạch bài dạy
(giáo án) theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Tăng cường khâu sử
dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh
trong quá trình dạy học. Thay đổi trong việc đánh giá cách học của học sinh
- Sử dụng và khai thác
triệt để thiết bị dạy học, kích thích sự tìm hiểu nêu vấn đề, gây hứng thú
trong học tập cho học sinh.
- Thường xuyên tham mưu
với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Châu Thành trang bị thêm thiết bị đồ
dùng dạy học cho các phòng bộ môn để rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh,
từ đó giáo dục học sinh gắn lý thuyết với thực tế.
- Kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức từng môn học trên cơ sở kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ tạo
sự phát triển toàn diện cho học sinh.
- Tổ chức ứng dụng
CNTT trong giảng dạy (thông qua các tiết
thao giảng, hội giảng và bài giảng điện tử E- learning và sử dụng có hiệu quả
các phần mềm hiện có của đơn vị).
- Tổ chức lấy ý kiến về
đổi mới phương pháp học tập và trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau giữa các
đơn vị trường trong cụm.
- Thầy cô giáo phải thân
thiện với học sinh trong giảng dạy và giáo dục, luôn trao dồi chuyên môn nghiệp
vụ, cập nhật kịp thời tri thức mới, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, gợi
cảm hứng thú cho học sinh làm cho các em chủ động tìm tòi sáng tạo trong học
tập.
- Kết hợp với đoàn đội
tổ chức những buổi “hội thảo học tập” để các em có điều kiện nêu lên những suy
nghĩ của mình dưới sự định hướng của nhà trường và giáo viên.
- Giáo viên giảng dạy
phải bám sát đối tượng, phân hoá được đối tượng học sinh để phát hiện bồi dưỡng
học sinh giỏi và giúp đỡ học sinh yếu
kém, đối xử công bằng với học sinh, không bỏ rơi học sinh nào, không để học
sinh tự ti, chán học. Đối với giáo viên dạy khối 6 cần phải nắm rõ học sinh yếu
những gì để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Phải thân thiện với
học sinh trong đánh giá kết quả rèn luyện học tập của các em, đánh giá phải
công bằng không chạy theo thành tích. Trong quá trình đánh giá cần phải phù hợp
với từng đối tượng học sinh và có lời khen đối với những học sinh yếu đã có
tiến bộ.
- Phát động phong trào
thi đua “Thầy cô giáo thân thiện” điển
hình trong nhà trường . Thầy cô giáo thân thiện trong cách đánh giá kết quả rèn
luyện, học tập của học sinh; thực hiện đánh giá công bằng, khách quan không
chạy theo thành tích, phải thân thiện với mọi đối tượng học sinh;
- Mỗi thầy, cô giáo phải
tự làm thêm các đồ dùng dạy học trong khả năng để giúp cho các em tiếp thu bài
học được dễ dàng hơn.
-
Thành lập các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ văn nghệ, đôi bạn cùng tiến,câu lạc bộ
Toán học, câu lạc bộ tiếng Anh,…
3. Nội dung 3: Rèn luyện kỹ
năng sống cho học sinh.
3.1. Yêu cầu
- Rèn luyện kỹ năng ứng
xử hợp lý trong giao tiếp, các tình huống trong cuộc sống, tạo thói quen và kỹ
năng làm việc, học tập sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luện sức khoẻ và ý
thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông và các tai nạn
thương tích khác.
- Rèn luyện kỹ năng ứng
xử có văn hoá, chung sống hoà bình đoàn kết phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã
hội và kỹ năng từ chối khi thấy việc đó không có lợi cho mình.
3.2. Giải pháp thực hiện
- Giáo dục rèn luyện kỹ
năng giao tiếp ứng xử phù hợp với các tình huống, thói quen làm việc, hoạt động
học tập theo nhóm thông qua các tiết HĐNGLL, hoạt đồng ngoại khóa, hoạt động xã
hội và hoạt động trãi nghiệm sáng tạo.
- Tổ chức phong trào
quyên góp, giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, phong trào an ninh xã hội,…
- Giáo dục ý thức giữ
gìn và bảo vệ sức khoẻ như: thực hiện ăn chín, uống chín, ATGT, đuối nước, tai
nạn về điện và các tai nạn khác bằng nhiều hình thức tổ chức (sinh hoạt dưới
cờ, HĐNGLL, lồng ghép vào môn GDCD và các môn học khác có nội dung lồng ghép).
- Tổ chức cho học sinh
đăng ký về thực hiện phòng chống HIV/AIDS, ATGT, tệ nạn xã hội, các tai nạn
khác,..
- Tổ chức học tập điều
lệ trường trung học (những điều cấm đối với học sinh, giáo dục kỹ năng ứng xử
có văn hoá trong nhà trường và ngoài cộng đồng xã hội).
- Chỉ đạo bộ phận đoàn đội tổ chức các hoạt động phù
hợp thiết thực nhằm làm cho việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có tính tự
nhiên và hiệu quả (tổ chức cuộc thi, các trò chơi,..).
- Hướng dẫn và hỗ trợ
cho học sinh có sáng kiến mới để tham gia Hội thi khoa học kỹ thuật sáng tạo.
4. Nội dung 4: Tổ chức các
hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh.
4.1. Yêu cầu
- Tổ chức các hoạt động
văn nghệ, thể thao một cách thiết thực khuyến khích sự tham gia chủ động tự
giác của học sinh.
- Tổ chức các trò chơi
dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp với lứa tuổi học sinh
và tình hình thực tế ở đơn vị.
- Tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tất cả các em học sinh đều được tham gia.
4.2. Giải pháp thực hiện:
- Tổ chức ngày về nguồn
(18/11) và tuần lễ về nguồn (từ 17/11 đến 22/11) bằng nhiều hình thức: Sinh hoạt tập thể lớp,
sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ…
- Tổ chức văn nghệ các
buổi sinh hoạt vui chơi tập thể lồng ghép với các tiết HĐNGLL hàng tháng. Tổ
chức các tiết mục văn nghệ nhân các ngày khai giảng năm học, ngày nhà giáo Việt
Nam 20/11, tổng kết năm học
- Tổ chức sưu tầm và phổ
biến các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các buổi sinh
hoạt tập thể. Đẩy mạnh phong trào văn nghệ, TDTT để tuyển chọn và thành lập đội
tuyển dự thi các hội thi cấp huyện.
- Phối hợp chặt chẽ với
các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động vui chơi, giải
trí cho học sinh được đồng bộ, an toàn và có hiệu quả.
5. Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị
các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.
5.1. yêu cầu:
- Trường nhận chăm sóc
di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho
di tích sạch đẹp, tuyên truyền giới thiệu công trình, di tích lịch sử địa
phương với bạn bè.
- Xây dựng kế hoạch và
tổ chức giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc và tinh thần cách mạng một cách
có hiệu quả cho tất cà học sinh, phối hợp tốt với chính quyền, đoàn thể và nhân
dân địa phương phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng cho cuộc sống
cộng đồng ở địa phương, khách du lịch (nếu có).
5.2. Giải pháp thực hiện:
- Phối hợp chặt chẽ với
cán bộ văn hoá thông tin Thị trấn, chính quyền địa phương để nhận chăm sóc nhà
bia ghi tên các liệt sĩ .Tổ chức đánh giá và biểu dương cá nhân tập thể có
nhiều đóng góp bảo vệ di tích và phát huy giá trị di tích.
- Phối hợp với Đoàn đội
trong và ngoài nhà trường:
+ Tổ chức cho HS tìm hiểu
ý nghĩa, giá trị lịch sử văn hoá, các di tích lịch sử cách mạng ở địa phương mà
nhà trường nhận chăm sóc.
+ Xây dựng kế họach, phân công các lớp chăm
sóc bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá thường xuyên.
- Khuyến khích giáo viên
dạy các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD…đưa vào bài giảng các nội dung gắn
với di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương. Giáo dục về truyền thống cách mạng
của địa phương theo nội dung quyển Lịch sử huyện Châu Thành giai đoạn 1975 -
2015.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Kiện toàn BCĐ phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện-học sinh tích cực” năm học 2019 -2020.
2. Xây dựng kế hoạch phù
hợp với tình hình thực tế của đơn vị và triển khai đến tất cả cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh trong đơn vị biết và cùng thực hiện.
3. Tham mưu với Uỷ ban
nhân dân Thị trấn, các ban ngành đoàn thể hỗ trợ nhà trường thực hiện phong trào ngay từ đầu năm học.
4. Ban giám hiệu nhà trường
thực hiện nghiêm túc việc sơ tổng kết,đánh giá kết quả thực hiện phong trào gởi
về Ban chỉ đạo đúng theo qui định, cụ thể như sau:
- Báo cáo sơ kết trong
học kỳ 1 vào đầu tháng 1 hàng năm;
- Báo cáo đánh giá nội
dung các phong trào thi đua và chấm điểm phong trào vào tháng 3 năm 2019.
- Báo cáo tổng kết trong
năm học vào cuối tháng 05 hàng năm.
5. Cuối năm học tổ chức
đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng THTT – HSTC” gởi về ban
chỉ đạo PGD.
6.Tranh thủ sự giúp đỡ
của PGD –ĐT Châu Thành để có biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà
trường thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
7. Phấn đấu đến cuối năm
trường đạt 5/5 tiêu chí xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” và
phấn đấu Trường đạt loại Khá.
Trên đây là kế hoạch xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Trường THCS Thị trấn Châu Thành đã
được thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường, Phụ huynh học sinh và học sinh cùng
thống nhất thực hiện.
Nơi
nhận:
|
HIỆU
TRƯỞNG
|
-
Phòng GD-ĐT (để báo cáo);
-
UBND Thị Trấn (để báo cáo);
-
Lưu: VT.
|
(Đã ký)
Võ
Thành Tâm
|
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TỪNG THÁNG
THÁNG
|
NỘI DUNG
THỰC HIỆN
|
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
|
LỰC LƯỢNG
PHỐI HỢP
|
Tháng 8
|
- Công tác tuyển sinh, phân
chia lớp
- Nắm tình hình học sinh đầu
cấp và học sinh các lớp
- Phân công nhiệm vụ, vận động
học sinh vào lớp
- Lao động vệ sinh trường lớp
|
- Thành lập hội đồng tuyển sinh
trường
- Thông báo, tuyên truyền
- Phân lớp, GVCN
- Bình bầu cán sự lớp
- Phân công từng lớp, HS thực
hiện dưới sự hướng dẫn của GVCN.
|
- BCĐ PCGD-XMC Thị trấn Châu
Thành.
- Các bộ phận, GVCN các lớp
- CBGV, các bộ phận
- GVCN
- TPT đội+ GVCN
|
Tháng 9
|
- Thành lập BCĐ
- Tổ chức trò chơi dân gian,
các tiết mục văn nghệ khai giảng năm học mới
- Xây dựng kế hoạch
- Bàn bạc thống nhất các chỉ
tiêu
- Phát động đăng ký thi đua
- Tổ chức cho giáo viên, học
sinh đăng ký thực hiện phong trào thi đua và trường học an toàn về an ninh
trật tự.
|
- Hiệu trưởng ra quyết định
thành lập BCĐ
- BCĐ
- BCĐ
- HĐ nhà trường
BCĐ, HĐ nhà trường
- Ban chỉ đạo
|
- Các bộ phận đòan thể và GVCN
- Các bộ phận đoàn thể Giáo
viên phụ trách văn nghệ, HS
- Các bộ phận và CBGV-NV trường
- CBGV-NV trường
|
Tháng 10
|
- Dọn dẹp vệ sinh, lao động
chăm sóc bảo vệ cây trồng
- Tập văn nghệ, phổ biến trò
chơi dân gian
|
- BCĐ phân công
- BCĐ
|
- HS thực hiện dưới sự hướng
dẫn của GVCN
- TPT, GV dạy âm nhạc
|
Tháng 11
|
- Tổ chức ngày NGVN đan xen văn
nghệ
-Tố chức trò chơi dân gian
-Tổ chức tuần lễ về nguồn
|
- BCĐ , đoàn đội
- BCĐ , đoàn đội
- BCĐ, đoàn đội
- Ban chỉ đạo
|
- Phối hợp UBND Thị trấn, BĐD
CMHS, GV dạy âm nhạc
- GVCN, GV dạy âm nhạc
Ban giám hiệu, các bộ phận.
|
Tháng 12
|
- Tổ chức sinh hoạt nói chuyện
về truyền thống cách mạng ở địa phương
- Tổ chức lao động dọn dẹp vệ
sinh và thắp hương nhà bia ghi tên liệt sỹ.
- Vệ sinh trường lớp, trồng và
chăm sóc hoa kiểng
|
- BCĐ-Đoàn đội(sinh hoạt dưới
cờ đầu tuần)
- BCĐ,Đoàn đội
- BCĐ,Đoàn đội
|
- Hội cựu chiến binh Thị trấn
(GV dạy Lịch Sử)
- Bí thư đoàn thị trấn, TPT đội
và học sinh được chọn tham gia.
- GVCN , HS
|
Tháng 01
|
Sơ kết phong trào thi đua”Xây
dựng trường học thân thiện HS tích cực” gởi PGD
- Xây dựng quỹ đền ơn đáp
nghĩa, tổ chức phong trào “Áo xuân tặng bạn, áo lụa tặng bà”.
|
Ban chỉ đạo
- BCĐ, TPT đội
|
Các bộ phận
|
Tháng 02
|
- Giáo dục truyền thống cách
mạng ở địa phương trong kháng chiến và hiện nay lồng ghép vào tiết NGLL.
- Tiếp tục làm vệ sinh, xây
dựng cảnh quan môi trường “Xanh-sạch- đẹp”
|
-BCĐ, Đoàn đội
-BCĐ, Đoàn đội
|
GV dạy môn lịch sử
GVCN,HS
|
Tháng 03
|
-Tổ chức hội thi vẽ: “Vì môi
trường thân thiện. Tìm hiểu về Đoàn, Đảng.
- Tổ chức trò chơi dân gian,
văn nghệ chào mừng ngày thành lập đoàn 26/3
- Báo cáo chấm điểm 05 nội dung
đã xây dựng
|
- BCĐ,Đoàn đội
- BCĐ,Đoàn đội
- Ban chỉ đạo
|
- GV dạy Mĩ thuật,HS,GVCN
- GVCN,HS,GVdạy Âm nhạc
- Ban chỉ đạo
|
Tháng 4
|
- Ôn lại truyền thống cách mạng
ở địa phương
- Làm vệ sinh và thắp hương nhà
bia ghi tên các anh hùng liệt sỹ
- Giáo dục lòng yêu quê hương
đất nước, lòng biết ơn các anh hùng liệt sỹ…
|
- BCĐ, Đoàn đội
- Tổ chức sinh hoạt đầu tuần
- BCĐ, Đoàn đội (SH đầu tuần.
HĐNGLL, CN…)
|
- GV dạy lịch sử (mời cựu chiến
binh Thị trấn)
- GVCN,HS
- GVCN,HS,
|
Tháng 5
|
- Báo cáo tổng kết 1 năm thực
hiện
- Họp các thành viên để đánh
giá phong trào thi đua của trường, nêu gương điển hình những cá nhân, tập thể
có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện.
|
- Ban chỉ đạo
|
- Các bộ phận
- Các thành viên theo quyết
định.
|